Câu 13 – 15 trong đề đọc Topik là dạng sắp xếp các câu theo đúng trật tự để tạo thành đoạn văn. Hôm nay, mình sẽ chia sẻ với các bạn cách làm câu 13- 15. Đây là những kinh nghiệm mình rút ra được trong quá trình ôn và khi đi thi Topik. Hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn. Bắt đầu nào!

Tài liệu để ôn câu 13 – 15 trong đề đọc Topik

Đầu tiên chính là câu 13 – 15 trong đề đọc Topik II từ kỳ 35 đến giờ. Mỗi năm có 4 kỳ thi Topik nhưng chỉ phát hành 1 đề Topik trên mạng. Nên đến hiện tại chỉ có đề Topik 35, 36, 37, 41, 52, 60, 64 (tính đến tháng 8/2020). Nguồn thứ hai là câu 43 – 45 trong đề Topik trung cấp từ kỳ 34 trở về trước. Khi ôn Topik, mình chỉ download được đề Topik từ kỳ 22.

Mình làm đi làm lại dạng bài này. Mình làm trước, chọn đáp án; sau đó đối chiếu với đáp án xem đúng hay sai. Rồi phân tích tại sao lại chọn đáp án đó. Và qua nhiều lần làm bài, mình đã rút ra được cách làm dạng bài này. Khi làm bài, các bạn cũng hãy học từ vựng luôn nhé.

Cách làm câu 13 – 15 trong đề đọc Topik

– Dạng bài này có 4 đáp án, chia thành 1, 2, 3, 4.

– Đề thi phân loại sẵn thành 2 nhóm đáp án, mỗi nhóm được định sẵn 1 câu mở đầu: Ví dụ 1, 2 có câu mở đầu là (가); còn 3, 4 có câu mở đầu là (나).

– Bạn chọn 1 câu mở đầu đúng trong (가) và (나) -> Loại bỏ được 2 đáp án: Nếu chọn câu mở đầu là (가) sẽ loại được 2 đáp án bắt đầu bằng (나) và ngược lại.

– Chọn đáp án cuối cùng trong 2 đáp án còn lại.

Ví dụ như câu 13 trong đề topik 52 dưới đây.

Trong đáp án đã chọn sẵn cho bạn 2 câu mở đầu của đoạn văn là (가) và (나). Nhiệm vụ của bạn là chọn đúng câu chủ đề. Ở đây, câu mở đầu là (가) -> vậy là bạn đã loại được 2 đáp án có câu mở đầu là (나). Việc còn lại chỉ là chọn 1 đáp án đúng trong 2 câu còn lại.

Trong quá trình làm đề, mình thấy các câu trong đoạn văn cần sắp xếp có những đặc điểm như sau:

– Câu mở đầu: Thường có 은/는 아니다/다르다, 이/가 있다/많다/생기다, (이)란, 많아 지고 있다, 낫아지고 있다, 알려져 있다, 등장하다, 다고 한다…

Câu mở đầu không thể bắt đầu những liên từ nối như 먼저, 때 문이다, 따라서, 그러다가, 왜냐하면, 그러나, 그래서, 그러므로 , 이와 hay chỉ nguyên nhân kết quả như 아/어서 , (으)니까.

– Câu thứ 2: Thường chứa cụm từ của câu mở đầu, bổ sung và giải thích ý nghĩa cho câu đầu hoặc nêu nội dung phản đề với câu mở đầu với những cụm từ như 먼저, 때 문이다, 따라서, 왜냐하면, 그러나, 이와, 하지만, 그런데, 이러한, chỉ nguyên nhân kết quả như 아/어서 , (으)니까

– Câu thứ 3: Đôi khi, chỉ cần chọn được câu thứ 2 là bạn có thể chọn đáp án đúng nhất rồi vì thứ tự câu thứ hai của 2 đáp án khác nhau. Tuy nhiên, nhiều trường hợp là thứ tự câu thứ 2 của cả 2 đáp án đều giống nhau nên bạn lại phải chọn tiếp thứ tự của câu thứ 3.

Lúc này bạn nên căn cứ vào ý nghĩa liên kết giữa câu thứ 2 và câu thứ 3 để chọn đáp án phù hợp. Câu thứ 3 cũng có thể xuất hiện các từ như 그러므로, 그러다가, 왜냐하면, 기 때문에… Tuy nhiên, các bạn nên căn cứ vào ý nghĩa liên kết giữa câu 2 và câu 3 hơn là căn cứ vào các liên từ nối.

– Câu thứ 4: Sau khi đã chọn được 3 câu đầu thì câu thứ 4 chọn quá dễ dàng. Cái này nhắm mắt làm cũng được J. Sau khi sắp sếp xong, các bạn nên đọc lại một lượt đoạn văn xem nội dung giữa các câu liên kết đã logic chưa, duyệt lại lần cuối và tô đáp án.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *